Những tác phẩm văn chương nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài
Tô Hoài là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Trong cả cuộc đời, ông miệt mài sáng tác đủ các thể loại văn chương, nhưng có lẽ, những tác phẩm văn học ông viết cho thiếu nhi để lại nhiều ấn tượng ...
-
1
Tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí
Trong số những tác phẩm gắn liền với tên tuổi của nhà văn Tô Hoài, thì truyện ngắn "Dế mèn phiêu lưu ký" (sáng tác năm 1942) là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Đây là tác phẩm văn xuôi đặc sắc viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi và đã được tái bản nhiều lần, được dịch và xuất bản ở một số nước trên thế giới.
Trong "Dế mèn phiêu lưu ký", Tô Hoài đã khẳng định được khả năng nắm bắt tâm lý nhân vật, lột tả rõ nét tính cách và đời sống riêng của từng nhân vật, để từ đó bày tỏ quan niệm của chính tác giả về nhân sinh, về khát vọng của người lao động, về một cuộc sống hòa bình, yên vui và sự đoàn kết. "Dế mèn phiêu lưu ký" đã khắc họa thành công một thế giới loài vật sinh động và cũng đầy yêu thương với hình ảnh chú Dế Mèn từ lúc còn bồng bột đến khi trưởng thành; tình bạn gắn bó của Dế Mèn, Dế Trũi, Xiến Tóc trầm lặng, chị Cào Cào ồn ào duyên dáng, Bọ Ngựa kiêu căng hay Cóc huênh hoang...
Với nội dung và ý nghĩa sâu sắc mà câu chuyện đem lại, tác phẩm "Dế mèn phiêu lưu ký" quả thực có giá trị lâu bền trong đời sống tinh thần của không chỉ trẻ em mà còn của những con người đã trưởng thành và trải qua bao thăng trầm cuộc sống. Ngoài xuất bản truyện chữ, Dế Mèn phiêu lưu kí còn được xuất bản dưới dạng truyện tranh, thu hút được sự quan tâm và đón nhận của các độc giả mọi lứa tuổi.
-
2
Vợ chồng A Phủ
Là một tác phẩm nổi tiếng khác của nhà văn Tô Hoài, “Vợ chồng A Phủ” là câu chuyện kể về Mỵ, cô gái dân tộc Mèo xinh đẹp bị bắt về làm vợ A Sử, con trai của tên cường hào là Thống lý Pá Tra trong vùng. Từ đó, Mỵ phải chịu cảnh đày đọa, mất tự do chẳng khác nào nô lệ cho nhà chồng. Chỉ đến khi gặp A Phủ, chàng thanh niên cũng bị Thống lý Pá Tra bắt về thì họ mới cùng chạy trốn, tìm một cuộc sống mới cho mình.
Cảnh trong phim “Vợ chồng A Phủ”.
Với ý nghĩa nhân văn sâu sắc cùng đề tài dân tộc độc đáo, tác phẩm đã được chuyển thể thành phim năm 1961, do đạo diễn Mai Lộc chỉ đạo. Bộ phim đã giành được giải thưởng Bông sen bạc trong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 năm 1973.
-
3
Chuyện cũ Hà Nội
“Chuyện cũ Hà Nội” là tập ký sự của nhà văn Tô Hoài, kể về những câu chuyện gắn liền với con người, cảnh vật, phố phường Hà Nội của ngày xưa. Một điều khiến tập ký sự này hấp dẫn là vì những câu chuyện, con người trong cuốn sách đều hoàn toàn có thật, tạo cảm giác thân thuộc, đầy sức sống cho Hà Nội trong một giai đoạn lịch sử. Đọc tác phẩm này, người đọc dù đến từ miền đất nào hay được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này thì đều cảm được cái tinh khôi, dịu dàng của một Hà thành xưa cũ, cổ điển.“Chuyện cũ Hà Nội” đưa độc giả về với một Hà Nội xưa cũ, cổ điển.
-
4
Truyện Tây Bắc
Cũng lấy đề tài về miền đất Tây Bắc, Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài là tác phẩm kể về những người dân của núi rừng Tây Bắc chân chất, hiền lành nhưng cũng vô cũng kiên trung bất khuất, sẵn sàng đứng lên, đáp lời kêu gọi của cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.Bìa sách “Truyện Tây Bắc”.
-
5
Cát bụi chân ai
Ra đời năm 1992, “Cát bụi chân ai” là một cuốn ký đầy tâm huyết của nhà văn Tô Hoài. Trong đó, ông đã khắc họa hình ảnh của những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Nguyên Hồng,…qua đó đưa người đọc quay về với một thời đại trong văn học Việt Nam. Điểm hấp dẫn của tác phẩm này chính là nhà văn đi sâu vào đời tư của các nhà văn, nhà thơ, khiến hình ảnh của họ trở nên bình dị, gần gũi nhất qua lăng kính của Tô Hoài.
Trang bìa của “Cát bụi chân ai”.
NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT